Dùng thực phẩm nguyên chất để phòng chống ung thư

Thập kỷ vừa qua, hàng trăm ngàn người ở Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Trung Đông, Úc và vùng Viễn Đông đã theo đuổi “chế độ ăn ngừa bệnh ung thư”. Họ nhận thấy rằng chế độ ăn này thật sự rất ngon miệng và bổ dưỡng. Đa số họ đều công nhận chỉ một thời gian ngắn sau khi chuyển sang dùng thực phẩm tự nhiên, cảm giác ngon miệng, thèm ăn tự nhiên đã trở lại. Bao nhiêu năm quen dùng thực phẩm tinh chế cùng vô số loại hương vị nhân tạo, vị giác của chúng ta không còn nhạy cảm nữa, do đó dần quên đi hương vị đậm đà tinh tế, sự đa dạng muôn vẻ của ngũ cốc và rau xanh. Việc chuyển sang dùng thực phẩm tự nhiên không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hồi phục lại cảm giác ngon miệng cho chúng ta.

Khi từ bỏ chế độ ăn hiện đại, nói cách khác, khi thực hiện việc chuyển đổi này, phải tiến hành từng bước không được quá đột ngột. Ngưng dùng thịt thì dễ thôi, hầu hết mọi người chỉ sau vài tuần đã nhận thấy rằng họ cũng chẳng đam mê thực phẩm này là bao. Tuy nhiên nếu vẫn còn thèm, hãy dùng seitan (gạo mì nấu với nước tương, phổ tai và nước) hay tương bánh tempeh (đậu nành) để thay thế. Bạn có thể ăn thường xuyên hai loại này dưới dạng bánh đậu hay ngũ cốc. Hương vị và hình dạng chúng cũng giống bánh mì Hamburger đến nỗi nhiều người không phân biệt được. Đường và đồ ngọt khó bỏ hơn thịt. Nhưng dù gì đi nữa cần phải chuyển dần sang dùng các loại chất ngọt tự nhiên để cơ thể có khả năng tự điều chỉnh lượng đường trong máu. Đầu tiên, thay đường bằng bằng sirô mật hay sirô nhựa cây thích. Khi sự cân bằng trong cơ thể đã được thiết lập (thường là sau vài tuần đến vài tháng), bạn sẽ dễ dàng chuyển sang loại sirô gạo dịu hơn, hoặc mạch nha pha những chất ngọt khác cũng có thành phần chính là ngũ cốc. Khi sức khỏe đã hồi phục, chỉ cần một miếng thực phẩm chứa đường, mật hay sirô cây thích cũng dễ làm xuất hiện cơn đau đầu tức thì hoặc gây khó chịu vì chức năng phòng bệnh tự nhiên của cơ thể xem đó là thực phẩm rất mất cân đối về dinh dưỡng. Tuy vậy, ngày nay người ta đã tiêu thụ quá nhiều đường và chất ngọt đến nỗi cơ thể trở nên thụ động trước những phản ứng này.

Vì những yếu tố sinh lý, loại thực phẩm thứ ba – bơ sữa – mới chính là loại khó từ bỏ nhất, nhiều lúc chúng đã trở thành nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh và trẻ em trong trường hợp các bà mẹ không cho con bú. Tất cả chúng ta đều có mối liên hệ gắn bó mật thiết với loại thực phẩm đã nuôi nấng mình từ thuở ban đầu. Do với sữa bò hay những sản phẩm bơ sữa khác, phải rất lâu mới vượt qua được sự phụ thuộc vô thức này. Đó đã là xu hướng chung của con người ngày nay, ngay cả những người rất hiểu biết về vấn đề dinh dưỡng. Thực phẩm đỗ tương và những loại đậu khác, vốn chứa rất ít chất béo bão hòa và không có cholesterol, sẽ thay thế bơ sữa một cách tuyệt vời. Trong phương pháp chế biến thức ăn tự nhiên, cơ thể dùng rất nhiều loại thực phẩm giống bơ sữa về khẩu vị và chất lượng để thay thế chúng, ví dụ sữa đậu nành, kem lạnh, đậu nành, sữa chua đậu nành, pho mát đậu phụ, bánh pho mát đậu phụ. Tuỳ vào hoàn cảnh, bệnh nhân ung thư và những người bệnh nặng nói chung nhiều khi không có thời gian chuyển dần dần sang chế độ mới mà cần phải lập tức thực hiện một chế độ ăn nghiêm ngặt có tác dụng trị bệnh mạnh hơn. Đối với những trường hợp này, bạn cần phải được cung cấp một số kiến thức nữa, hãy đọc các chương tiếp theo của phần I và cả phần II. Để việc chuyển đổi thành công, không thể bỏ qua cách chế biến thức ăn. Mọi người, dù khỏe mạnh hay ốm đau đều nên đến các chuyên gia hướng dẫn dưỡng sinh để học cách nấu ăn. Một khi đã thật sự biết hết mùi vị của thực phẩm dưỡng sinh, cách chế biến chúng, bạn có thể không bằng lòng giới hạn về số lượng và kỹ thuật chế biến ở điểm đó. Phải tạo ra nhiều món với hương vị đa dạng tinh tế hơn hoặc bằng những kỹ năng cao hơn. Đúng vậy, không có một giới hạn, phạm vi hay tiêu chuẩn cụ thể nào cả. Nấu ăn là một nghệ thuật cao cấp, vì vậy các sách dạy phương pháp nấu ăn, cả cuốn này cũng chỉ cung cấp được những hướng dẫn chung chung. Ban đầu bạn sẽ rất bối rối và liên tiếp lẫn lộn. Nhưng khi đã nắm vững các nguyên tắc căn bản, bạn sẽ tự sáng chế và thử nghiệm các món ăn mới theo cảm tính của mình. Và cuối cùng bạn sẽ thành thạo các kỹ thuật chế biến không kém gì người hướng dẫn cho bạn.