Các nghiên cứu về phương pháp dưỡng sinh với bệnh ung thư

Suốt mười năm qua, những tài liệu khoa học và y học nghiên cứu cách điều trị ung thư bằng Dưỡng sinh đã lần lượt ra đời.

Dưỡng sinh và ung thư vú

Năm 1981, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y khoa New England ở Boston đưa ra kết luận rằng phụ nữ theo chế độ Dưỡng sinh và ăn kiêng ít có nguy cơ phát triển ung thư vú hơn số còn lại. Vì sao? Chế độ Dưỡng sinh giúp cơ thể xử lý chất estrogen hiệu quả hơn đồng thời bài tiết chúng nhanh hơn. Để thu được kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi tình hình sức khỏe của 45 phụ nữ đang giai đoạn tiền hoặc hậu mãn kinh, một nửa theo chế độ Dưỡng sinh và một nửa theo chế độ hiện đại.

Những phụ nữ này hấp thụ cùng một lượng calori như nhau. Mặc dù những người theo chế độ Dưỡng sinh chỉ đưa vào cơ thể lượng protein và chất béo động vật bằng ⅓ so với số còn lại, họ vẫn bài tiết estrogen gấp 2 đến 3 lần. Estrogen là chất đã bị qui là 1 trong những nguyên nhân chính gây ung thư vú. Kết quả cuộc nghiên cứu này được xuất bản trên một tạp chí rất có uy tín “Nghiên cứu bệnh ung thư”.

Dưỡng sinh và ung thư tụy

Sau khi nghiên cứu 24 bệnh nhân ung thư tụy cùng việc thực hiện phương pháp Dưỡng sinh của họ, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Tulane đã công bố trong tài liệu như sau: Cuộc sống của họ kéo dài thêm được 17,3 tháng trong khi nhóm bệnh nhân đối chứng ở Viện Điều Trị Ung Bướu Quốc Gia chỉ kéo dài cuộc sống thêm được 6 tháng. Hai so sánh này là trên cùng một khoảng thời gian (1984 – 1985). Tỉ lệ sống thêm được 1 năm ở nhóm bệnh nhân theo phương pháp Dưỡng sinh là 54,2% trong khi ở nhóm kia là 10%. Tất cả đối chiếu này đều có ý nghĩa về mặt thống kê.

Dưỡng sinh và ung thư bướu ác tính

Trong khi nghiên cứu việc áp dụng phương pháp Dưỡng sinh của những bệnh nhân bị ung bướu ác tính, Vivien Newbold, 1 bác sĩ y khoa ở Philadelphia, đã ghi nhận vào tài liệu 6 trường hợp giảm bệnh. Các bệnh nhân này bị chứng ung thư tụy di căn đến gan; ung thư hắc sắc tố ác tính, ung thư tế bào hình sao ác tính (bướu thuộc hệ thần kinh trung ương), sacôm niêm mạc tử cung (bướu tử cung), ung thư tuyến ruột kết và sacôm cơ trơn vùng bụng không thể giải phẫu được (ung thư xương). Kết quả siêu âm CAT và những khám nghiệm y khoa khác cho thấy không còn dấu hiệu ung thư bướu sau khi trung thành với chế độ Dưỡng sinh. Các trường hợp này đều được xem xét riêng từng ca, đồng thời ban mô bệnh học và X quang học thuộc bệnh viện Holy Redumer ở Newdow Brook, Pensylvania đã xác nhận các chẩn đoán. Khi xem xét các tài liệu nghiên cứu này, các nhà điều tra thuộc Quốc Hội đã đề nghị nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả trị bệnh ung thư của phương pháp Dưỡng sinh: “Nếu các trường hợp như Newbold đưa ra được trình bày trong các tài liệu Y khoa, chúng sẽ gây hưng phấn cho các nhà nghiên cứu lâm sàng để tiến hành những cuộc thử nghiệm chặt chẽ, quy mô trong thời gian tới về chế độ dưỡng sinh, một phương pháp hứa hẹn đem lại kết quả mỹ mãn”.

4) Dưỡng sinh và các yếu tố có nguy cơ ung thư

Năm 1983, J.J. Deslypere, bác sĩ y khoa, một nhà nghiên cứu thuộc bệnh viện nghiên cứu đại học Ghent ở Bỉ, đã tiến hành 1 số thử nghiệm y khoa, đặc biệt là xét nghiệm máu, trên 20 người áp dụng chế độ ăn Dưỡng sinh. “Nói về các nhân tố có khả năng bị ung thư, loại máu này có nhiều ưu điểm nhất” ông kết luận. “Nó là loại lý tưởng, không còn loại nào tốt hơn thế đâu, đó chính là cái chúng ta đang mơ ước. Thật kỳ diệu, y như của trẻ em, những mạch máu này vẫn hoàn toàn thoáng và nguyên vẹn. Đây rõ ràng là một vấn đề rất quan trọng, rất đáng quan tâm”. Dưỡng sinh và sức khỏe toàn diện Năm 1986, bác sĩ Peter Gruner, giám đốc khoa ung bướu bệnh viện St. Mary ở Montreal, ra mắt một tài liệu tổng hợp kết quả nghiên cứu khoảng 30 người theo chế độ Dưỡng sinh, mục đích của ông là tìm ra sự khác biệt quan trọng giữa tình hình sức khỏe của họ và của mọi người nói chung. Gruner đã tiến hành một loạt xét nghiệm sinh lý trên những người tham gia này, tất cả họ đều áp dụng phương pháp ăn Dưỡng sinh mọi lúc với thời gian tính từ khi bắt đầu là 9 tháng đến 14 năm. Ông nhận thấy rằng họ ở trong tình trạng sức khỏe tuyệt vời. Hiệp hội Kushi đã cộng tác vào nhiều tài liệu nghiên cứu. Những tài liệu còn lại đang được hoàn thành. Một đội ngũ các nhà nghiên cứu tại các trường y khoa và bệnh viện ở Boston do Tiến sĩ Robert Lerman – giám đốc khoa dinh Dưỡng trị liệu bệnh viện University đứng đầu, đã công bố các kế hoạch xét nghiệm hàng trăm bệnh nhân ung thư áp dụng phương pháp Dưỡng sinh, đồng thời so sánh tình trạng của họ với nhóm đối chứng tại Viện Ung Bướu học cộng tác phương Đông thuộc Trung tâm Ung Bướu Dana Farber, Boston. Ở Đại học Tulane, các kết quả nghiên cứu ung thư tuyến tiền liệt và phương pháp Dưỡng sinh đang chuẩn bị ra mắt, còn đại học Michigan cũng đang xem xét hiệu quả điều trị ung thư vú của Dưỡng sinh học. Thập kỷ vừa qua, ngành y bắt đầu đi sâu vào môn triết học tiềm ẩn trong phương pháp Dưỡng sinh, hội y học Hoa Kỳ đã ghi nhận như sau trong tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình” xuất bản năm 1987: Trong chế độ ăn Dưỡng sinh, thực phẩm rơi vào hai nhóm – âm và dương (dựa vào nguyên lý đối kháng của Đông Phương). Sự phân loại này tuỳ nơi trồng thực phẩm, bề mặt, màu sắc và cấu tạo. Nguyên tắc chung trong chế độ ăn này là những thực phẩm về mặt sinh học khác biệt với cơ thể nhất thì sẽ có lợi nhất cho cơ thể. Do đó, ngũ cốc trở thành nền tảng của phương pháp Dưỡng sinh, ngoài ra. Dùng cá tốt hơn thịt. Dù thực phẩm tươi không chứa gia vị hóa học được ưa chuộng hơn, thực chất không thức ăn nào bị cấm dùng cả vì phương pháp này tin rằng thêm một thực phẩm nào đó là phản ánh một nhu cầu chính đáng của cơ thể. Nhìn chung, chế độ Dưỡng sinh là một cách ăn uống lành mạnh, hữu ích cho sức khỏe. Năm 1991, Quỹ Sức Khỏe Hoa Kỳ công bố các kế hoạch nghiên cứu về quá trình chuyển hóa và dinh Dưỡng chính yếu với người đã thực hiện phương pháp Dưỡng sinh ít nhất 10 năm. Nếu bạn muốn tham khoả đầy đủ về các tài liệu được kể đến trong chương này, xem các mục đích riêng ở phần II, ngoài ra, cuốn “Trị bệnh bằng dinh dưỡng” của Alex Jack sẽ cung cấp bản tóm tắt rất rõ ràng về 185 tài liệu khoa học và y học nghiên cứu chế độ ăn Dưỡng sinh cùng những phương pháp khác xem con người là một thể thống nhất với mục đích, đem lại sức khỏe toàn diện cho chúng ta.